Xuất khẩu nông sản vào các thị trường khó tính ngày càng tăng

Trước đây Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Nhưng theo thời gian khi họ liên tục nâng cao các rào cản kĩ thuật khiến việc xuất khẩu vào nước này không còn dễ nữa. Bên cạnh đó nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng công nghệ cao và sản xuất theo các tiêu chuẩn thế giới. Từ đó việc xuất khẩu đi các thị trường khó tính ngày càng dễ dàng hơn. Năm nay chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Khi chúng ta không còn tập trung vào một thị trường chính nữa, mà tập trung vào các thị trường tiềm năng và mang về giá trị lớn. Mỹ hiện đã là bạn hàng lớn nhất của chúng ta về phương diện xuất khẩu nông sản.

Xuất khẩu nông sản vào Mỹ đã vượt xa Trung Quốc

Xuất khẩu tôm sang châu Âu
Xuất khẩu tôm sang châu Âu

Vượt qua cả Trung Quốc và Campuchia, Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt trong 10 tháng năm 2021.

Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ NN-PTNT cho thấy, 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 74,3 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt gần 38,75 tỷ USD, tăng 13,1%; nhập khẩu (NK) khoảng 35,56 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam trong 10 tháng 2021.

Cụ thể, ở mảng xuất khẩu, với kim ngạch 10,8 tỷ USD (chiếm 27,9% thị phần); Mỹ bỏ xa Trung Quốc để trở thành khách hàng lớn nhất. Theo đó, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Tương tự, Mỹ cũng vượt Campuchia trở thành thị trường XK nông sản sang Việt Nam lớn nhất; đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần (trong đó mặt hàng bông chiếm 36,4% giá trị).

Theo các chuyên gia trong ngành, nhờ kiểm soát được dịch bệnh, các hoạt động được mở cửa trở lại; Mỹ trở thành thị trường tiềm năng cho nông sản Việt xuất khẩu. Không chỉ ở mảng gỗ nội thất; những tháng qua xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này cũng tăng mạnh.

Xuất khẩu thủy sản tăng 24% so với năm trước

Xuất khẩu cá da trơn
Xuất khẩu cá da trơn

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến cuối tháng 9/2021; XK thủy sản Việt sang Mỹ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm, cá tra, cá ngừ là ba dòng sản phẩm chính XK sang Mỹ. Trong đó, XK tôm sang Mỹ tăng 22% đạt 775 triệu USD. Mỹ hiện là thị trường XK tôm lớn nhất của Việt Nam; chiếm 28% tỷ trong kim ngạch xk ngành tôm.

Ở mặt hàng cá ngừ, Mỹ cũng là thị trường lớn nhất, chiếm 43,5% tỷ trọng; với 226 triệu USD trong 9 tháng năm nay, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK cá tra sang Mỹ đạt 248 triệu USD, tăng 43%. Đáng chú ý, cá tra Việt Nam chiếm tới 93% cá da trơn mà Mỹ nhập khẩu trong 3 quý năm 2021.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, một số mặt hàng Việt Nam có thể mạnh và Mỹ có nhu cầu nhập để đáp ứng tiêu dùng nội địa như rau, củ, quả, cà phê, chè, hạt tiêu, cao su, hạt điều, thủy sản. Nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật thì xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Để tận dụng tốt cơ hội phục hồi sản xuất, xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết; sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương với Nga, Thụy Sỹ, Cuba, , Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út;… hợp tác đa phương với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp của Liên hiệp quốc (IFAD),…

Cùng với đó, Bộ sẽ chuẩn bị nội dung và làm việc với Hoa Kỳ để xây dựng kế hoạch hành động; thực hiện Thỏa thuận với Hoa kỳ về gỗ; đàm phán trợ cấp thủy sản trong WTO và dự Hội nghị Bộ trưởng WTO; đàm phán việc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước. Kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất; nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc, các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) tới các địa phương, doanh nghiệp,…

Tiếp tục thực hiện “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”. Tổ chức Hội nghị trực tuyến giao thương doanh nghiệp nông sản Việt – Nga.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + 3 =