Đối với các công trình xây nhà phố trong ngõ nhỏ, móng băng là loại móng thích hợp nhất để thi công. Bởi nó có ưu điểm dễ thi công, độ lún đều, liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn. Móng băng có công dụng đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ trực tiếp đối với toàn bộ tải trọng của công trình khi xây dựng đặt vào nền đất nhằm bảo đảm công trình xây dựng có khả năng chịu được sức ép lớn của trọng lực. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ quy trình thi công móng băng nhà phố đạt chuẩn, đẹp, đúng kỹ thuật để bạn đọc cùng tham khảo. Nếu bạn đang có ý định làm móng băng cho ngôi nhà của mình thì đừng bỏ qua bài viết này!
Mục Lục
Tìm hiểu về móng băng
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng thường có dạng dải băng dài độc lập (băng 1 phương) hoặc băng hình chữ thập (băng 2 phương). Nó được sử dụng rất phổ biến trong thi công nhà ở dân dụng hiện nay, chỉ sau móng cọc.
So với những loại móng khác như móng cọc, móng bè thì móng băng được dùng khá phổ biến. Vì biện pháp thi công khá đơn giản. Độ lún đều hơn & tiết kiệm chi phí. Nhưng khi xây dựng nhà cần lưu ý chọn lựa móng băng một cách hợp lí. Tiêu chuẩn móng băng phù hợp với chiều rộng nhỏ hơn 1,5m. Nếu cấu tạo sai lệch có thể làm lún nhiều hơn móng đơn.
Cấu tạo của móng băng
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông là: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông là: 300x(500-700) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Lưu ý đây là những số liệu cơ bản. Còn tùy thuộc vào địa chất khu vực xây dựng, loại hình công trình mà các loại thay đổi sao cho phù hợp.
Phân loại móng băng
– Xét về tính chất & độ cứng thì chúng tôi phân móng băng làm 3 loại đó là:
- Móng mềm
- Móng kết hợp
- Móng cứng
– Xét về cấu tạo theo phương thì được chia làm 2 loại:
Móng 1 phương: Sử dùng khi ta dùng theo 1 phương duy nhất theo chiều ngang hay chiều rộng của công trình. Nó giống như những đường thẳng song song. Khoảng cách giữa các đường sẽ đi theo diện tích của căn nhà.
Móng 2 phương: là những đường móng giao như ô bàn cờ.
Đối với nhà phố, móng băng 1 phương được sử dụng phổ biến hơn nhiều so với móng băng 2 phương. Vì vậy, bài viết này chỉ chia sẻ với bạn đọc cách thi công móng băng 1 phương.
Ưu điểm và nhược điểm của móng băng
Ưu điểm
Móng băng không cần ép cọc nên có thể dễ dàng thi công trong hẻm nhỏ. Ngoài ra, móng băng có độ lún đều hơn móng đơn. Từ đó giúp giữ vững tường và cột trong quá trình xây dựng. Cũng như trong suốt thời gian sử dụng sau này.
Nhược điểm
Móng băng là loại móng nông nên sức chịu tải không lớn, chỉ phù hợp với nhà dân dụng nhỏ, từ 3 tấm đổ lại. Bên cạnh đó, móng băng chỉ phù hợp thi công trên những nền đất cứng, địa chất tốt. Đối với các nền đất nằm trong khu vực có địa chất yếu thì không thể thi công móng băng được. Xét về thời gian thi công, thi công móng băng lâu hơn so với móng cọc.
Quy trình thi công móng băng trong xây dựng nhà phố
Trước khi tiến hành thi công móng băng, bạn cần phải giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng. Và san bằng thật đều, chuẩn bị sẵn sàng các máy móc, thiết bị. Cũng như tập kết vật tư cần thiết như sắt, thép, xi măng,… để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Từ đó đáp ứng ứng đầy đủ và chính xác các thông số kỹ thuật.
Quy trình thi công móng băng cho nhà phố được thực hiện như sau:
- Tập kết vật tư: đá xanh 4×6, cát, xi măng,…
- Đào hố móng để thi công móng băng.
- Làm phẳng bề mặt hố móng bằng đá xanh 4×6.
- Đổ bê tông lót mác 100.
- Gia công thép fi 12 trên bề mặt bê tông lót.
- Cấu tạo móng băng giữa nhà bao gồm bê tông lót, thép fi 12, khoảng cách 200mm, giằng móng, đà kiềng.
- Cấu tạo móng băng m5 phần sau nhà.
- Gia công giằng móng, đưa vào đúng vị trí trong bản vẽ móng.
- Đóng coffa tạo khuôn cho giằng móng và đổ bê tông.
- Đổ bê tông vào coffa.
- Tiến hành xây hố móng
- Tháo dỡ coffa sau khi bê tông khô và tiến hành san lấp đất, đầm chặt nền, gia công lắp đặt đà kiềng, xây hố móng bằng gạch cháy, xây bể tự hoại, hố ga.
Bài viết cùng chủ đề: