Nếu như trước đây việc thiết kế ban công không được nhiều gia chủ quan tâm, thậm chí họ bỏ qua không để ý thì bây giờ đã ngược lại. Trong bối cảnh diện tích đất ngày một bị thu hẹp như hiện nay, việc thiết kế ban công nhỏ sao cho hài hòa, tối ưu diện tích lại là vấn đề được hầu hết chủ nhà lưu tâm. Với những ngôi nhà có ban công nhỏ, làm sao để thiết kế đẹp và đồng bộ với tổng thể công trình? Độc giả hãy dành thời gian theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để có cho mình những ý tưởng độc đáo trong việc setup khu vực ban công nhỏ nhé.
Mục Lục
Ban công là gì?
Trước khi nói tới các ý tưởng thiết kế ban công, thì bạn nên hiểu rõ khái niệm về ban công là gì? Ban công là không gian theo chiều ngang nhô ra. Chúng được nối liền với một bức tường và gắn lan can để đảm bảo an toàn cho người dùng. Ban công thường được xây dựng từ tầng 2 trở lên. Mục đích chính của ban công là che mưa, nắng cho cửa ra vào. Phong cách chung của ngôi nhà sẽ quyết định hình thức của ban công.
Hiện nay, ban công là chi tiết rất quan trọng trong thiết kế nội – ngoại thất. Đặc biệt với những căn hộ nhỏ hẹp thì lại càng quan trọng. Không chỉ là nơi đón nắng và gió vào nhà, ban công còn giúp gia tăng diện tích sử dụng một cách hiệu quả. Nếu như bạn biết cách sắp xếp, thậm chí nó còn mang đến cảm giác căn hộ như thoáng rộng hơn so với thực tế.
Bí quyết thiết kế ban công nhỏ đẹp ấn tượng
Bố trí cây xanh hợp lý
Bố trí cây xanh là cách hoàn hảo và hiệu quả nhất. Bất cứ ai cũng có thể tiến hành ngay để “hô biến” khoảng ban công nhỏ nhà mình. Thật khó có gì “đánh bại” được vẻ quyến rũ của cây xanh khi xét đến hiệu quả trang trí. Nếu bạn đang ao ước có một khu vực riêng tư để thư giãn, phục hồi ngay tại nhà thì những chậu cây xanh; hoa và dây leo là thứ nên có trong ban công nhà bạn.
Tuy nhiên, cách lựa chọn loại cây nào để đưa vào ban công còn tùy thuộc vào phong cách thiết kế, diện tích và cả sở thích cá nhân của mỗi người. Một vài người sẽ muốn tạo nên bức tường cây xanh để tăng thêm sự riêng tư; hạn chế ánh mắt tò mò của những người đi đường. Nhưng cũng có người đơn giản hơn chỉ cần để một vài chậu cây xanh lên lan can nhằm biến ban công thành một nơi thư giãn mát mẻ và gọn gàng.
Để trang trí ban công có diện tích nhỏ thì chậu hoa treo cũng là phương án hay. Tuy nhiên, bạn cần đầu tư thêm khung, kệ giá đỡ hoặc móc treo để cố định chậu. Bạn có thể sử dụng những loại cây hay hoa nhỏ đủ màu sắc thường được trồng trong chậu sứ. Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn bố trí cây sao cho hợp lý. Để phần không gian này thêm đặc sắc thì bạn cũng nên kết hợp xếp cây bên dưới. Khung phía trên tường thì nên thiết kế đồng màu với lan can.
Tận dụng những không gian thừa
Thiếu hụt không gian chính là hạn chế lớn nhất đối với ban công nhỏ. Nhưng cũng chính điều này lại mang tới cho ban công nét quyến rũ khó có thể nhầm lẫn. Còn gì tuyệt hơn một khoảng ban công đẹp mắt được trang trí với đèn dây, chiếc bàn nhỏ nhắn và vài ba chậu cây xanh? Bạn có thể tối ưu không gian bằng cách lựa chọn các món đồ với thiết kế thanh mảnh; tiết kiệm không gian. Tuy nhiên việc tận dụng không gian cũng cần chú trọng yếu tố an toàn. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già.
Bố trí chỗ ngồi khoa học
Khi vấn đề mảng xanh đã được giải quyết ổn thỏa, giờ là lúc chúng ta nên tập trung vào chức năng và không gian chỗ ngồi nơi ban công. Hãy khởi đầu bằng cách bổ sung một chiếc bàn ngoài trời cùng vài ba chiếc ghế kiểu dáng thanh mảnh để xem khoảng ban công trông đã ổn thỏa chưa?
Nếu cho rằng phương pháp này không phù hợp với ban công mang phong cách hiện đại thì hãy chuyển sang kiểu ghế ghép có chức năng lưu chữ. Luôn nhớ rằng, lựa chọn kiểu ghế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng ban công. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc số lượng thành viên trong gia đình. Có một số kiểu dáng ghế bạn có thể lựa chọn như sau:
– Lựa chọn chiếc bàn công-xôn nhỏ gọn vào ban công. Loại ghế này giúp tiết kiệm diện tích và mang tới diện mạo mới cho không gian.
– Lựa chọn bộ ghế sofa ghép tạo nên một nơi thư giãn, ngắm cảnh lý tưởng giữa mùa đông giá lạnh.
– Lựa chọn bàn ghế thanh mảnh nếu ban công không quá rộng.
Chúc các bạn sớm có được không gian ban công tiện dụng và đẹp nhất nhé.
Bài viết cùng chủ đề: