Tầng tum là tầng như thế nào và chức năng của nó trong xây dựng là gì?

Nhiều công trình nhà ống hiện nay, nhất là nhà 2 tầng hay 3 tầng thường được thiết kế thêm một phần tum ở trên cùng. Vậy tầng tum là tầng như thế nào trong xây dựng nhà ở và chức năng của nó là gì? Nó được tính là một tầng không, khi làm hồ sơ thiết kế thì có cần ghi vào không? Có nhiều người thắc mắc với khái niệm tầng tum này dù chúng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng hiện nay. Vậy hiểu thế nào cho đúng về tầng tum. Cùng gksenp.com tìm hiểu trong bài viết một cách ngắn ngọn và dễ hiểu nhất bên dưới nhé!

Tầng tum là gì?

Tầng tum là tầng trên cùng của ngôi nhà. Thuật ngữ tum, tầng tum, mái tum dùng để chỉ phần che chắn của cầu thang. Tức là một phần tầng trên cùng của ngôi nhà. Tại đây, người ta có thể bố trí thành phòng thờ, phòng ngủ, nhà kho. Kết hợp cùng sân phơi, sân thượng để trồng cây cảnh.

3 chức năng của tầng tum

  • Việc thiết kế thêm một tum nữa làm cho ngôi nhà trông bề thế, sang trọng, mới lạ hơn.
  • Với những ngôi nhà ống xây trên diện tích đất nhỏ, việc làm thêm một tum còn giúp gia tăng công năng sử dụng cho ngôi nhà mà không làm phát sinh thêm quá nhiều chi phí. Chủ nhà có thể bố trí phòng ngủ, phòng thờ, phòng vệ sinh, phòng chứa đồ, phòng giải trí. Hoặc làm sân phơi quần áo, sân trồng cây cảnh… ở đây.
  • Khoảng không gian tầng tum có nhiệm vụ cản nắng, giải quyết vấn đề về gió, ánh sáng tự nhiên. Nó mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Tầng tum là tầng trên cùng của ngôi nhà và có nhiều công dụng cho ngôi nhà
Tầng tum là tầng trên cùng và có nhiều công dụng cho ngôi nhà

Quy định của Bộ Xây dựng về tầng tum

Thông tư 07/2019 của Bộ Xây dựng quy định rõ, tầng tum không tính vào số tầng nhà ở. Nếu chỉ xây dựng theo kiểu lắp mái bao che khu vực thang bộ, thang máy, khu vực kỹ thuật nhà ở. Bên cạnh đó, diện tích mái tum không chiếm quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tum không quá 3m. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho thông tư 03/2016 trước đó.

Tầng tum có được tính là 1 tầng không?

Trong quá trình tư vấn, rất nhiều khách hàng thắc mắc rằng tầng tum có được tính là 1 tầng không? Thiết kế thêm tầng tum có gặp khó khăn khi xin phép xây dựng trong việc ảnh hưởng chiều cao công trình không?

Theo công văm số 68/BXD-HĐXD ngày 18/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định số tầng nhà công trình tại QCVN 03:2012/BXD. Theo Bộ xây dựng, tầng tum nếu có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái. Nó có chức năng làm tum thang, kỹ thuật thì không tính vào số tầng nhà của công trình.

Để dễ hình dung hơn, bạn đọc có thể tham khảo ví dụ sau: Diện tích sàn mái là 100m2. Nếu diện tích tầng tum nhỏ hơn 30%x100m= 30m thì không tính là 1 tầng. Ngược lại, nếu lớn hơn 30m thì sẽ tính là 1 tầng. Dựa vào đó, bạn đọc có thể cân nhắc để thiết kế và điều chỉnh sao cho phù hợp. Bởi việc xin giấy phép cho nhà 3 tầng 1 tum khác với nhà 4 tầng. Nội dung này sẽ được quy định cụ thể. Là tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công trình công cộng sắp được hình thành.

Gia chủ có thể tận dụng không gian này để bố trí tầng tum hợp lý
Gia chủ có thể tận dụng không gian này để bố trí tầng tum hợp lý

Những ý tưởng bố trí tầng tum hợp lý

Nếu tầng tum đủ rộng, gia chủ có thể tận dụng không gian này để bố trí các công năng như:

  • Sử dụng tầng tum làm phòng thờ: Nhiều gia đình lựa chọn bố trí phòng thờ ngay tại phòng khách. Tuy nhiên nếu diện tích nhà không đủ rộng, trong khi phòng thờ cũng không yêu cầu cao về diện tích. Bạn có thể đặt phòng thờ ở tầng tum, vừa riêng tư, vừa yên tĩnh.
  • Sử dụng tầng tum làm phòng ngủ: Như đã đề cập ở trên, diện tích tầng tum không quá lớn. Nhưng bạn cũng có thể cải thiện thành phòng ngủ cho người lớn. Do tầng cao lại ở trên cùng nên không phù hợp cho trẻ nhỏ. Để đảm bảo sự riêng tư (gần cầu thang), hãy làm vách tường thạch cao hoặc lắp rèm che.
  • Sử dụng tầng tum làm nơi thư giãn: Các không gian sinh hoạt chung bên dưới quá nhỏ. Nó khiến bạn cảm thấy bí bách và muốn được tận hưởng khí trời, gió mát? Hãy biến tầng tum thành nơi thư giãn với một bộ bàn ghế ngoài trời. Kết hợp cùng kệ sách xinh xắn và vài chậu cây xanh tươi mát.
  • Sử dụng tầng tum làm nơi chứa đồ (nhà kho): Sử dụng tầng tum làm nơi chứa những đồ đạc ít dùng đến. Hay để lưu trữ nông sản là ý tưởng khá hay. Đây cũng có thể là nơi để hong khô quần áo trong những ngày mưa.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 2 = 3