Việt Nam vốn là quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển. Hầu hết các sản phẩm từ nông nghiệp của chúng ta đều dùng để xuất khẩu. Hiện nay ngành nông nghiệp công nghệ cao đã phát triển rất nhanh chóng và cập nhật các kĩ thuật mới nhất của thế giới. Sản phẩm trong nước sản xuất ra có chất lượng rất cao. Tuy nhiên vì nhiều vấn đề mà người tiêu dùng lạ chưa thể đặt niềm tin vào nông sản của chúng ta. Hiện tại mọi người đang có xu hướng thích tiêu thụ nông sản nhập khẩu hơn vì nó sạch và an toàn. Cái giả phải trả cho các loại rau củ nhập khẩu là rất đắt đỏ. Nhưng đó là điều mà người tiêu dùng chấp nhận để có được sản phẩm tốt.
Mục Lục
Các loại rau thông thường có giá lên tới 1 triệu đồng/kg
Các loại rau nhập khẩu như: xà lách, cải cầu vồng, chân vịt,… xuất xứ Úc; Hà Lan có giá bán lên đến gần 1 triệu đồng/kg
Trước đây, dư luận từng xôn xao trước việc siêu thị tại TP HCM bán bắp cải giá 250.000 đồng/kg; giữa lúc dịch bệnh căng thẳng. Sau đó, thông tin được làm rõ đó là bắp cải nhập khẩu từ Úc, còn bắp cải Việt Nam giá chỉ 18.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên đây chưa phải là loại rau nhập khẩu giá cao nhất thị trường.
Ghi nhận tại siêu thị Kingfoodmart đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP HCM); rau quả nhập khẩu được trưng bày tại khu vực riêng, nhiều loại ghi chú giá bán tính trên đơn vì là gram. Cụ thể, rau chân vịt (cải bó xôi) và xà lách baby Úc giá 699 đồng/gram (699.000 đồng/kg); rau xà lách baby hỗn hợp nhập khẩu từ Úc có giá 109.000 đồng/120 gram (hơn 900.000 đồng/kg). Rau được đóng gói đẹp mắt trong các hộp nhựa mang thương hiệu nước ngoài; nhà nhập khẩu có dán kèm một nhãn phụ thông tin tiếng Việt.
Nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch đang tăng lên
Không tiết lộ về số lượng rau nhập khẩu giá cao bán hằng ngày nhưng đại diện siêu thị Kingfoodmart cho biết; hàng đưa vào mỗi siêu thị theo phương thức “đo ni đóng giày” nhu cầu tiêu thụ của khu dân cư tại đây. Với ngành hàng rau, tại đây có bán từ rau xá đến rau tiêu chuẩn VietGap; GlobalGap, hữu cơ và rau nhập khẩu.
“Thu nhập của người Việt Nam càng ngày được cải thiện, khách có thu nhập cao ngày càng nhiều; nên nhu cầu cũng sẽ tăng lên và xu hướng sống lành mạnh cũng ngày càng phát triển nên phân khúc hàng cao cấp tiêu thụ khá tốt. Khi sử dụng rau nhập khẩu khách sẽ an tâm về nguồn gốc; độ an toàn vì hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm này còn có sự tiện lợi như rau xà lách; bó xôi đã được sơ chế, khách mua về có thể sử dụng ngay mà không cần rửa; như bông cải đã được cắt ngắn, chỉ còn phần bông; không có phần cồi và thân dài như bông cải của Việt Nam” – đại diện Kingfoodmart nhận xét.
Tại Emart Gò Vấp (TP HCM) cũng bán nhiều loại rau nhập khẩu với giá sản phẩm cao nhất là 95.000 đồng/hộp 100 gram, tương đương 950.000 đồng/kg; các loại bắp cải, bông cải có giá thấp hơn nhưng cũng từ 144.000 – 285.000 đồng/kg được nhập khẩu từ Úc, Hà Lan và Anh.
Úc và Hà Lan đang là nguồn nhập khẩu rau chính
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ant Farm (TP HCM), cho hay công ty ông xuất phát là doanh nghiệp (DN) xuất khẩu rau quả (hiện vẫn là mảng hoạt động chính) và đã đưa rau từ Úc, Anh, Hà Lan,… về Việt Nam từ 2 năm nay. Khách hàng hướng đến của DN là giới nhà giàu Việt Nam. Từ vài điểm bán ở TP HCM, nay hàng đã được phân phối tại Hà Nội với 40 điểm bán.
Lý giải về mức bán lẻ rau gây sốc, ông chủ Ant Farm cho biết mặt hàng rau tươi dễ hư hỏng; nên chi phí đưa về Việt Nam rất cao. “Riêng cước vận chuyển bằng máy bay từ 6-8 USD/kg; quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam rau phải được bảo quản lạnh nên đẩy giá thành lên cao. Dù bán giá cao như vậy nhưng vẫn chưa bù được chi phí. Đó là lý do tại sao có rất ít DN tham gia vào phân khúc này. Chúng tôi kỳ vọng khi dịch bệnh được kiểm soát, vận chuyển bằng hàng không dễ dàng hơn; từ đó mảng kinh doanh này sẽ tốt hơn vì nhu cầu thị trường rất lớn” – ông Trung bày tỏ.
Đưa rau quả vào danh mục hạn chế và kiểm soát nhập
Báo cáo của Bộ Công thương cho hay kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản tháng 8 giảm rất mạnh; tới 19,2% so với tháng 7 và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng nhập khẩu rau quả đã tăng tới 16,4% trong 8 tháng qua; và bộ này đã đưa rau quả vào danh sách “nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu”.
Điều đáng nói, theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, trong khi “hoạt động nhập khẩu rau củ; nông sản từ Vân Nam (Trung Quốc) qua các địa phương biên giới VN vẫn đang diễn ra thuận lợi; với trung bình khoảng 400 xe hàng mỗi ngày” thì ở chiều ngược lại, từ giữa tháng 8 đến nay; nhiều trái cây, nông sản Việt không thể xuất khẩu qua Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới giáp tỉnh Vân Nam.
Còn số liệu của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan công bố ngày 14.9 cho hay; hàng rau quả tháng 8 nhập từ Trung Quốc là 34,996 triệu USD và sau 8 tháng là 271,6 triệu USD. Ở chiều ngược lại, liên tiếp gần 2 tháng qua nhiều mặt hàng rau quả của VN liên tục bị gây khó dễ. Ví dụ mới nhất là thanh long. Từ ngày 15.9, chính quyền Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây) thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cầu phao tạm Đông Hưng (phía VN là điểm xuất hàng Km3+4, Quảng Ninh) đến ngày 21.9.
Bài viết cùng chủ đề: