Nhận định thị trường bất động sản 2022: phát triển nhưng không đồng đều

Biến thể Delta của Covid 19 khiến cho Thế giới trải qua một đợt khủng hoảng toàn cầu chưa từng có. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu chịu mức thua lỗ nặng nề. Hiện nay, khi độ phủ rộng vacxin đang dần cao hơn, thế giới bắt đầu chiến dịch “sống chung với dịch”, các hoạt động tại nhiều lĩnh vực mới bắt đầu mở cửa trở lại. Lĩnh vực bất động sản cũng đang có dấu hiệu khôi phục và phát triển trở lại. Mới đây, công ty bất động sản toàn cầu JLL đã đăng lên các báo cáo tổng hợp những phân khúc bất động sản trong quý III cũng như đưa ra các nhận định triển vọng triển vọng cho thị trường trong 2020.

Những dấu hiệu tích cực trong thị trường bất động sản

Biển chủng Delta của dịch bệnh COVID-19 tiếp tục gây ra nhiều trở ngại trong quá trình phục hồi ở nhiều nơi trên thế giới trong quý III. Dù vậy, vẫn có những quốc gia vượt qua được khó khăn. Tạo điều kiện cho sự phục hồi của nền kinh tế. Chắc chắn sự phục hồi không đồng đều sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Dù vậy, riêng lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Các nhu cầu tăng cao sau thời gian dài bị kìm nén.

Bất động sản và xu hướng tăng mạnh trong năm 2022
Bất động sản và xu hướng tăng mạnh trong năm 2022

Trên thị trường văn phòng, lần đầu tiên các chuyên gia ghi nhận tỷ lệ trống giảm xuống kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đồng nghĩa đã có nhiều văn phòng được thuê hơn trong quý III. Trong khi đó, nhu cầu về không gian logistics tiếp tục tăng. Sự phục hồi trong lĩnh vực bán lẻ và khách sạn mang tính thị trường. Phân ngành cụ thể, nhưng cũng có một số dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc sắp đến. Nhìn chung, các chỉ số về tâm lý nhà đầu tư đang cho thấy những dấu hiệu tích cực. Đây là báo hiệu một năm 2022 đầy hứa hẹn.

Thị trường phục hồi không đồng đều

Các thị trường vốn tiếp tục cho thấy sự phục hồi trên toàn cầu. Kể từ khi chạm đấy trong thời gian đại dịch bùng phát mạnh. Thậm chí, hoạt động đầu tư tại một số thị trường còn đạt mức kỷ lục trong quý III.

Việc triển khai vốn mạnh mẽ trong quý vừa qua góp phần thúc đẩy khối lượng đầu tư bất động sản. Trong 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất lịch sử, 757 tỷ USD (tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái). Con số này chỉ kém 4% so với năm 2019. Thời điểm đại dịch Covid-19 chưa xuất hiện.

Tuy nhiên, tác động của biến thể Delta tiếp tục dẫn đến bối cảnh đầu tư không đồng đều. Hoạt động thị trường vốn ở châu Mỹ và các nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Điều này đã thúc đẩy mức tăng trưởng trong quý III. Ngược lại, một số thị trường thể hiện khả năng phục hồi ấn tượng thời điểm đầu đại dịch. Có thể kể đến như Nhật Bản và Hàn Quốc lại có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây.

Tỷ lệ cạnh tranh cao khiến nhiều nhà đầu tư mở rộng phạm vi rủi ro của riêng họ, qua đó khiến việc phân bổ vốn diễn ra ngắt quãng. Giờ đây, các nhà đầu tư chuyển sang đa dạng hóa danh mục đầu tư, dựa trên vị trí địa lý (xu hướng chuyển từ thành phố ra ngoại ô, nông thông) và phân khúc đầu tư (Nhà đất, công nghiệp, logistics, trung tâm dữ liệu,…).

Kịch bản thị trường bất động sản năm 2022

Chuyên gia này phân tích, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt thì 3 tháng cuối năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 là khoảng thời gian để cho thị trường khắc phục. Nếu sớm thì hết quý 1/2022 thị trường sẽ phục hồi, muộn thì phải đến quý 4/2022.

Thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi
Thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi

Do đó, khoảng thời gian 3 – 6 tháng tới không phù hợp với những nhà đầu tư lướt sóng. Ngược lại với những ai có tầm nhìn từ 2 – 3 năm thì đây là lúc thích hợp để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đặc biệt, tại những khu vực đang được nâng đỡ bởi các dự án hạ tầng giao thông lớn đang chuẩn bị triển khai xây dựng hoặc sắp hoàn thành.

Với những nhà đầu tư đang sẵn tiền mặt thì khoảng thời gian sau dịch cũng là cơ hội để họ săn tìm bất động sản có giá giảm từ 5 – 10%. Dù mức giảm giá không lớn nhưng đây là những bất động sản có vị trí đẹp nếu trước dịch có tiền cũng không mua được.

Một số điểm đáng chú ý trong thị trường bất động sản

Đầu tư: Thị trường vốn đang trên đà phục hồi

Việc làm: Các công ty đưa ra những chiến lược mới nhằm thích ứng với các điều kiện khác nhau

Tính bền vững: Động lực xung quanh ESG (Môi trường – xã hội – quản trị) vẫn tồn tại

Văn phòng: Nhu cầu dành cho văn phòng vẫn còn

Bán lẻ: Chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên cho sự phục hồi trong quý III

Logistics: Nhu cầu thuê kho bãi tăng kỷ lục

Khách sạn: Biến thể Delta làm chậm quá trình hồi phục, gây khó khăn không nhỏ ngành khách sạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

15 − = 12