Giá cả nông sản ở nước ta luôn bấp bênh và luôn trong tình trạng được mùa mất giá. Liên tục những đợt kêu gọi giải cứu nông sản vì giá quá thấp. Hiện tại đang là mùa thu hoạch cam ở Nghệ An, tuy nhiên hiện tại giá quá thấp, chỉ từ 3.000 đ/kg nhưng cũng không có người mua. Việc này đang làm cho người trồng cam ở đây vô cùng lo lắng. Nếu cam bán được với giá này thì cũng không đủ trả cho chi phí đầu tư. Vật giá đầu vào đang tăng phi mã những giá cả nông sản lại quá thấp đang khiến cho cuộc sống người nông dân đang vô cùng khó khăn.
Mục Lục
Người trồng cam đứng ngồi không yên vì cam rớt giá
Người trồng cam ở Nghệ An đang đứng trước nguy cơ thua lỗ khi đã đến vụ thu hoạch nhưng không có người mua dù giá giảm còn 3.000-5.000 đồng/kg.
Gần 1 tháng nay, người trồng cam đặc sản ở Nghệ An đứng ngồi không yên khi hàng nghìn ha cam đặc sản đã vào vụ thu hoạch, song giá rớt thảm, lại không có người mua.
Chị Trương Thị Vân ở xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, cho biết gia đình có 1 ha cam với khoảng 600 gốc. Giống cam được trồng chủ yếu là Vân Du, cam Mát nên chín sớm, dùng vắt nước uống. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến hàng quán đóng cửa, việc thu mua cũng vì thế bị tạm ngừng.
“Các năm trước, thương lái khắp nơi đổ về mua cam với giá 12.000-15.000 đồng/kg. Thế nhưng, năm nay giá cam giảm còn 3.000-5.000 đồng/kg nhưng không có người mua. Cam đến vụ nếu không bán được, gặp mưa sẽ rụng, hư hỏng”, chị Vân lo lắng.
Cũng như chị Vân, bà Nguyễn Thị Dung trú xã Minh Hợp, cho biết gia đình thuê 1,5 ha đất nông trường để trồng cam. Dù đến vụ thu hoạch, song bà vẫn chưa bán được kg nào. Gần 10 năm gắn bó với nghề trồng cam, người phụ nữ này cho biết chưa bao giờ gặp cảnh trớ trêu như năm nay.
“Cam đã không bán được, cứ gặp mưa lại rụng, hư hỏng. Lo cây bệnh lan ra các vườn khác nên phải chặt bỏ để phục hồi lại”, bà nói.
Người trồng cam có nguy cơ không gỡ được vốn đầu tư trong mùa này
Người trồng cam ở huyện Quỳ Hợp cho hay ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến các đại lý tiêu thụ ở TP Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng… không đặt hàng. Họ lo không thể gỡ vốn trong vụ cam này.
Trao đổi với Zing, bà Đinh Thị Kim Châu, Chủ tịch UBND xã Minh Hợp; cho biết xã là vùng trồng cam chủ lực của huyện Qùy Hợp.
“Toàn xã có hơn 1.700 ha cam nhưng nhiều diện tích bị sâu bệnh nên người dân chặt bỏ, nay chỉ còn khoảng 700 ha. Cây cam là nguồn thu chính, song với tình hình dịch bệnh; giá cam giảm như hiện nay đã gây khó cho người dân”, bà Châu nói.
Không chỉ ở huyện Quỳ Hợp, người trồng cam ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Yên Thành; Nghi Lộc… cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Ông Phan Cao Dương, Chủ tịch UBND xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc); cho biết địa phương nổi tiếng với giống cam Xã Đoài. Hơn 10.000 gốc cam của khoảng 40 hộ dân trong xã năm nay cho sản lượng qủa cao hơn các năm. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến giá cam giảm sâu.
Giá cam thấp kỉ lục
“Các năm trước, giá cam cao nhất ở mức 70.000-100.000 đồng/quả nhưng năm nay chỉ đạt khoảng 50.000 đồng mỗi quả. Người dân đang chăm sóc cam để chuẩn bị cho vụ Tết mong thị trường sẽ biến động hơn”, ông Dương nói.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳ Hợp, cho biết ngoài việc giá cam xuống thấp; người trồng cam còn đối diện tình trạng cam rụng.
“Cam rụng do thoái hóa giống và đặc biệt là loại nấm bệnh Greening hiện vẫn chưa có thuốc chữa. Huyện đã mời các chuyên gia, nhà khoa học về địa phương tập huấn cách phòng trừ sâu bệnh; quy trình chăm sóc cho người trồng cam”, ông Hưng nói.
Nghệ An hiện có khoảng 5.300 ha cam, trong đó có gần 3.500 ha cho thu hoạch; chủ yếu ở các huyện Qùy Hợp, Yên Thành, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nghi Lộc.
Năm 2007, cam Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý với quy mô 12 xã thuộc 5 huyện. Đến năm 2019, chỉ dẫn địa lý cam Vinh mở rộng lên 73 xã thuộc 11 huyện của Nghệ An.
Làm gì để tránh cảnh được mùa mất giá
Muốn giải quyết được tình trạng cung vượt cầu và ngược lại, để tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững; công tác xúc tiến thương mại; mở rộng và đa dạng hóa thị trường đối với các nông sản là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Đối với sản xuất, phải tính toán được cung – cầu, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp. Cần hạn chế lượng cung nhằm kiểm soát lượng cung thông qua kiểm soát quy mô sản xuất để hỗ trợ giá cho nông sản như: Giảm bớt sản lượng, cho vay vốn canh tác và thu mua sản phẩm theo giá hợp đồng định trước để đảm bảo nông dân không bị thiệt khi được mùa…
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu cạnh tranh ngày cao, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dẫn đến áp lực buộc các tổ chức phải tìm ra những cách thức mới để tập trung phát triển nông nghiệp bền vững và theo chiều sâu, thay vì số lượng nhằm tạo ra và cung cấp giá trị ngày càng lớn hơn.
- Xây dựng căn hộ tạo chỗ ở cho công nhân làm việc tại Thủ Đức
- Những căn biệt thự ven biển có giá trị lớn do có tiềm năng sinh lời hấp dẫn
- Công viên Đầm Sen đìu hiu ngày mở cửa trở lại
- Vẻ đẹp tráng lệ của kiệt tác kiến trúc – Đền Taj Mahal
- Nét đẹp cổ điển khi thiết kế biệt thự theo phong cách Tây Ban Nha
Bài viết cùng chủ đề: