Hướng dẫn cách tính diện tích sàn xây dựng một cách đơn giản

Để chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở cũng như tính được chi phí xây dựng, kiểm soát được chất lượng công trình thì bạn phải tính toán được diện tích sàn xây dựng. Theo đó, diện tích sàn của một tầng là phần diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao và diện tích mặt bằng của ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói. Vậy, làm thế nào để tính được diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng một cách đơn giản nhất.

Quy định diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN03:200/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được quy định như sau:

– Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của tường bao thuộc tầng, bao gồm phần diện tích hành lang, lô gia, ban công,…

– Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái.

Các cơ quan cấp phép xây dựng thường chỉ tính diện tích sàn sử dụng, các phần diện tích thừa bên ngoài căn nhà. Ví như giếng trời, sân thượng, ban công không được tính trong giấy phép.

 tổng diện tích sàn xây dựng cần được tính toán, từ đó, dự toán được chi phí xây dựng
Tổng diện tích sàn xây dựng cần được tính toán, từ đó, dự toán được chi phí xây dựng

Thông thường cơ quan cấp phép xây dựng chỉ tính diện tích sàn sử dụng. Các phần diện tích thừa bên ngoài căn nhà các phần như giếng trời, sân thượng, ban công không tính trong giấy phép. Vì thế, khi tính toán chi phí xây dựng cần phải lưu ý chỗ này để không bị thất thoát tài chính vì những phần thừa ra đó.

Công thức tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng đơn giản

Công thức tính như sau:

Diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm,…)

Trong đó:

Diện tích sàn xây dựng

– Phần có mái che phía trên tính 100% diện tích

– Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền: 50% diện tích

– Tính thêm giá từ 30 – 50% của một sàn trong trường hợp đã đổ bê tông rồi, sau phát sinh thêm lợp mái ngói.

– Với các ô trống trong nhà;
+Dưới 4m2 tính như sàn bình thường;
+Trên 4m2 tính 70% diện tích;
+Lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích.

Phần gia cố nền đất yếu

Tính 20% diện tích cho phương pháp đổ bê tông cốt thép. Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép.

Phần tầng hầm (tính riêng so với móng)

– Tính 150% diện tích đối với hầm có độ sâu < 1m5 so với code đỉnh ram hầm
– Tính 170% diện tích đối với hầm có độ sâu < 1m7 so với code đỉnh ram hầm
– Tính 200% diện tích đối với hầm có độ sâu < 2.0m so với code đỉnh ram hầm
– Hầm có độ sâu > 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính theo đặc thù riêng

Phần móng

– Móng đơn: 30% diện tích sàn (diện tích đất)
– Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi: tính 35% diện tích
– Móng băng: tính 50% diện tích

Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái.
Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái

Phần mái

– Tính 50% diện tích của mái khi phần mái đổ bê tông cốt thép, không lát gạch
– Tính 60% diện tích của mái khi phần mái đổ bê tông cốt thép, có lát gạch
– Bê tông dán ngói tính 85% diện tích nghiên của mái
– Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái
– Tính 30% diện tích của mái đối với mái tôn.

Phần sân

– Tính 50% diện tích khi phần sân trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
– Tính 70% diện tích khi phần sân dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
– Tính 100% diện tích khi phần sân dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền

Ví dụ minh họa cách tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng

Ví dụ 1

Lô đất có diện tích 60 m², xây 1 trệt 1 lầu, đổ mái bê tông không lát gạch

+ Diện tích phần móng = 30% x diện tích trệt (diện tích 60 m²) = 18 m²;

+ Mái bê tông = 50% x diện tích trệt = 30 m²=

+ Không có tầng hầm = 0 m²

+ Diện tích trệt = Diện tích đất = 60 m²

+ Tổng diện tích sàn = Trệt + lầu 1 = 60 + 60= 120 m²

Vậy tổng diện tích xây dựng = Móng + Mái + Diện tícn sàn = 18 + 30 + 120 = 168 m²

Ví dụ 2

Lô đất có diện tích 50 m², xây nhà 1 trệt, 2 lầu, mái đúc bằng.

+ Diện tích phần móng = 30% x diện tích trệt (diện tích 50 m2) = 15 m²;

+ Mái bê tông = 50% x diện tích trệt = 25 m²

+ Tổng diện tích sàn = 3 sàn có tổng diện tích là 150 m²

Vậy tổng diện tích xây dựng = Móng + Mái + Diện tícn sàn = 15 + 25 + 150 = 190 m²

Câu thần chú: 30% móng và 50% mái + Tổng diện tích sàn = Diện tích sàn xây dựng (TH không có Hầm)

Bên trên là một số bước đơn giản để tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng nhanh nhất. Chúc bạn thực hiện thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

32 − = 24