Xây nhà là cả một quá trình gồm nhiều khâu và cực kì phức tạp. Có vô số những công đoạn mà bạn bắt buộc phải ghi nhớ để áp dụng cho ngôi nhà của mình. Ngoài những phần xây dựng thô thì các bước hoàn thiện chức năng cho công trình cũng vô cùng quan trọng. Nếu quên hoặc không thực hiện chúng, sau này khi ngôi nhà đã hoàn thiện thì rất có thể sẽ xảy ra một số vấn đề. Một trong số đó chính là việc áp dụng những phương pháp chống nóng cho nhà ở. Đây là một công đoạn quan trọng vì không khí ở Việt Nam khá nóng, nếu không có những biện pháp chống nóng thích hợp, bạn và gia đình sẽ vô cùng khó chịu. Vậy phải làm sao để chống nóng cho căn nhà của bạn?
Có nhiều biện pháp chống nóng cho căn nhà của bạn, tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể tiến hành sửa chữa và cải tạo. Từ việc đơn giản như đổi màu sơn, thay đổi chức năng của các phòng trong nhà đến việc phức tạp như sửa chữa lại một số chỗ trong nhà. Bạn có thể theo gợi ý dưới đây để tìm biện pháp chống nóng cho mình nhé.
Mục Lục
Nhà nóng do nguyên nhân gì?
- Trong điều kiện đô thị đất chật người đông, gió đến nhà sau khi đã đi qua các bề mặt tích nhiệt khác (như đường sá, nhà bên cạnh…), luôn chứa đựng hơi nóng hơn là gió trong điều kiện nông thôn vốn chủ yếu là cây xanh và ruộng đồng.
- Bố trí nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt (như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…), rèm vải dày, bàn ghế nệm, đồ đạc nhiều chi tiết ngóc ngách cũng đều là những thứ dễ tích bụi, mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi sẽ tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh.
- Việc cách nhiệt không tốt (chống nóng cho mái, tường bao chung quanh…) cũng khiến ngôi nhà tuy có mở cửa đón gió mà vẫn bị nóng hầm hập. Cần lưu ý chống nóng và thông gió luôn là hai việc song hành nhau, nếu như muốn nội khí nhà ôn hòa.
Cách chống nóng cho ngôi nhà
Để tiết kiệm diện tích, nhà được thiết kế gia tăng độ cao để “bù đắp” hạn chế về chiều ngang, do vậy, khả năng nhận ánh sáng và gió thường rất hạn chế. Vào mùa hè nắng nóng, không khí trong nhà khó lưu thông nên càng gia tăng sự khó chịu và oi bức. Bạn có thể giải nhiệt chống nóng cho căn nhà bằng những cách đơn giản sau.
Xây dựng giếng trời cho ngôi nhà của bạn
Nếu cả ba phía bị bịt kín bởi nhà khác, thì giải pháp tốt là làm giếng trời. Nhà ống hay bị nóng, không khí kém lưu thông nên rất cần lỗ thông gió. Nếu nhà không có lỗ thông gió thì không khí nóng trong nhà không có đường ra, nhà sẽ nóng. Bạn nên làm lỗ hổng đàn hồi (lỗ thông gió gắn liền với mọi tầng nhà) để không khí nóng dễ thoát khỏi nhà. Cửa mở của lỗ đàn hồi nên đặt ở tầng cao nhất, giúp không khí nóng thoát ra khỏi nhà, không khí lạnh dễ vào làm nhà luôn thoáng mát.
Đầu tư các vật liệu, thiết bị cách nhiệt
- Bí quyết giảm nóng, bức xạ tốt nhất, đơn giản, hiệu quả nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà.
- Ngoài ra, bạn nên đóng cửa các phòng trống. Luôn mở cửa sổ ban đêm và sáng sớm – khi nhiệt độ còn thấp để không khí mát vào nhà nhiều. Khi nắng lên thì kéo rèm cửa phòng hay sinh hoạt giữ độ mát lâu hơn. Hạn chế nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị tạo nhiệt trong nhà (như đèn, lò nướng, máy tính…). Dùng đèn compact để giảm điện năng và nhiệt độ tỏa ra nhà.
- Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư các thiết bị cách nhiệt tại vùng đón nhiều ánh nắng bằng gạch, xốp, film cách nhiệt, sơn trắng để giảm độ hấp thụ nhiệt.
Xanh hóa không gian sống
Một trong những cách chống nóng rất hiệu quả cho ngôi nhà đó là trồng cây xung quanh nhà. Sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng giải pháp này; do hạn chế về diện tích, nhất là nhà phố nhỏ và hẹp. Chúng ta có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang; trên lan can kính, trồng dây leo, làm giàn hoa… để mang đến không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.
Hoặc bạn có thể thiết kế một tiểu cảnh nước, non bộ, suối giả… để hơi nước bốc lên mang lại cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà trong ngày hè. Bạn có thể đặt chúng trước hiên nhà, trong nhà và ngay cả trên sân thượng; để vừa trang trí cho ngôi nhà, vừa có tác dụng chống nóng.
Chống nóng cho mái nhà và tường nhà
Mái nhà chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và làm cho ngôi nhà nóng lên rất nhiều, nếu chúng ta xử lý tốt khu vực này sẽ giúp ngôi nhà mát hơn rất nhiều. Có khá nhiều vật liệu chống nóng mà chúng ta có thể áp dụng như mái ngói, gạch, tấm lợp… Khi lắp đặt chú ý giữa mái và trần nên có khoảng cách để giảm bớt độ nóng.
Tường nhà cũng là vị trí chịu nhiều tác động của ánh nắng; nếu có thể nên sử dụng loại gạch block để xây tường vì nó có khả năng cách nhiệt tốt. Để tăng thêm hiệu quả chúng ta sẽ xây hai lớp gạch; nhằm giúp ngôi nhà vững chắc hơn, đồng thời chống nóng tốt nhất. Không chỉ vậy, mọi người nên sử dụng sơn cách nhiệt cho bức tường; trồng thêm dây leo sẽ mang lại hiệu quả chống nóng tuyệt đối.
Bố trí lại các phòng ở trong nhà
Khi xây dựng, bạn cũng có thể bố trí các phòng chặn nắng theo cách sau:
- Phòng ngủ nên đặt hướng Đông để tránh ánh nắng chiều. Phòng để đồ, phòng tắm nên đặt ở hướng Tây để ngăn nóng. Phòng nghỉ, phòng tiếp khách nên đặt ở hướng Bắc vì ánh sáng chiếu vào buổi trưa ít nhất.
- Đặt vòi phun nước hoặc đồ che nắng, chống nóng tránh ánh sáng chiếu thẳng vào nhà.
- Sơn tường phòng, lát nền bằng màu nhạt nhằm giảm tích nóng.
- Nếu khó chọn hướng nhà, hãy ưu tiên hướng tốt để chống nóng. Mở lỗ trống lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí.
- Chống nóng bằng cách bố trí vật dụng trong nhà.
Chống nóng cho ngôi nhà không chỉ dựa vào việc bạn lựa chọn vật liệu lợp mái, chọn gạch xây tường. Mà nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn bố trí nội thất bên trong ngôi nhà. Mọi người có thể sử dụng vòi phun sương, mái hiên để giảm bớt lượng nhiệt hắt vào nhà và ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Hãy sơn mới lại ngôi nhà với những màu sơn nước sáng. Lựa chọn gạch lát nền cùng tông để giảm nhiệt cho ngôi nhà. Giúp không gian thoáng hơn và nhất là tạo cảm giác ngôi nhà rộng rãi hơn rất nhiều.
Cách chọn màu sắc và vật liệu để chống nóng cho nhà ở
- Màu sắc cho nhà cần dùng tông màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thu nhiệt và nhanh giải nhiệt. Bạn cũng nên chọn màu mát mẻ gần gũi với thiên nhiên cho không gian nội thất bên trong. Như màu bã trầu, vàng đất, xanh rêu,…
- Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh. Như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.
- Còn với vật liệu, bạn nên lựa chọn, sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Như gỗ, đá hoa cương, gạch ốp lát dạng đất nung… nhằm hỗ trợ sự thẩm thấu và bay hơi.
- Savills cảnh báo về giá của biệt thự quá cao sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường
- Những xu hướng thiết kế nhà cho không gian đơn giản, thoáng mát
- Công ty Cổ phần BCG Land bàn giao 5 trên 17 biệt thự cho khách hàng
- Điểm danh những lợi ích của việc trải thảm trong nhà
- Nhiều người ủng hộ Elon Musk bán cổ phiếu Tesla đóng thuế thu nhập tỷ phú
Bài viết cùng chủ đề: