Phòng tắm là nơi thường xuyên ẩm ướt nên việc chống thấm tường nhà tắm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng, bởi nếu không đúng quy trình, không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Tuy nhiên việc chống thấm cho tường nhà tắm không hề đơn giản. Để làm được điều này, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm cũng như trình độ tay nghề cao. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến các gia chủ cách xây dựng tường nhà tắm vừa chống thấm hiệu quả lại vừa nhẹ.
Mục Lục
Nguyên nhân tại sao tường nhà tắm bị thấm
Trong thực tế, vấn đề tường nhà tắm bị thấm dột không phải là điều hiếm gặp. Bởi lẽ ngay từ khâu thiết kế thi công. Cho đến các hoạt động sử dụng nhà tắm. Chúng đều mang đến những nguy cơ khiến công trình này bị thấm ẩm.
Sau đây, chúng ta cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến cho tường nhà tắm hay bị thấm dột. Cụ thể như:
- Là bộ phận gần nhất với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Do đó, thường đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
- Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều gắn liền với nước. Việc tiếp xúc và chịu tác động thường xuyên này dễ dẫn đến thấm dột.
- Đặc thù khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì thế, các công trình luôn chịu tác động không nhỏ từ độ ẩm cao trong không khí. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho vấn đề thấm dột thêm phần nghiêm trọng.
- Công trình chưa tiến hành xử lý chống thấm tường nhà tắm trước đó. Hoặc đã tiến hành xử lý chống thấm tường nhà tắm song hiệu quả không cao, không triệt để.
Cách xử lý tường nhà tắm
Sau khi xác định được vị trí để xây dựng thêm nhà tắm trên khoảng mặt sàn đã hoàn thiện, bạn hãy xác định bức tường bao quanh phòng tắm. Để xua tan nỗi lo ngại khi thiết kế tường bằng gạch đặc có thể đảm bảo được việc chống thấm nhưng lại gây sức nặng cho công trình, một giải pháp được đưa ra đó là thi công bê tông cốt thép ở phần chân mặt sàn có độ cao tương đương với gạch. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể xây gạch nhiều lỗ cho tường để giảm bớt sức nặng.
Chân tường với bê tông cốt thép vừa giữ cho tường an toàn, vừa giúp nước ở sàn phòng tắm không thấm lên chân tường ngược lên bức tường như cách thi công thông thường.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, tạo rãnh đổ bê tông bằng cách xây gạch đỏ hai bên, bê tông được đổ rộng khoảng 15cm. Sử dụng thép để đan trong rãnh nhằm tăng cường kết nối giữa tường cũ và tường mới.
Ngay cả các bức tường mới xây, bạn hoàn toàn yên tâm bố trí đường nước bằng các loại ống kim loại để tăng độ bền và chống rò rỉ nước trong cách trường hợp bị vỡ đường ống như các vật liệu thông thường.
Sau khi xây xong, bức tường sẽ được giằng bằng lưới thép dày dặn, rồi mới tiến hành hoàn thiện bằng việc trát vữa và sơn.
Lựa chọn tường và sàn nhà tắm
Phòng tắm thường xuyên tiếp nhận nhiều chất tẩy rửa do đó bạn cần lựa chọn vật liệu tốt, có tính chống thấm, chống mục cao, không bị ố màu và mài mòn. Việc lựa chọn này cũng phụ thuộc vào kinh phí của bạn.
Nhà tắm là khu vực ẩm ướt có thể gây tai nạn nếu như bạn chọn loại gạch lát nền quá bóng bẩy và không chống trơn trượt. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn loại gạch có bề mặt nhám, khả năng chống trơn trượt cao để hạn chế nguy hiểm, tai nạn cho mọi người. Tuy nhiên, độ nhám của mặt đá cũng vừa phải để không bị bám dơ, khó lau rửa.
Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh với độ nghiêng nhất định. Nhằm tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt, tạo ra khí xấu cho ngôi nhà.
Bài viết cùng chủ đề: