Theo các báo cáo mới nhất, lượng tồn kho bất động sản tăng theo cấp số nhân hậu Covid 19. Đây cũng là một điều dễ hiểu. Khi mà các hoạt động giao dịch mua- bán bất động sản bì ngưng hoãn, các dự án cũng sẽ dậm chân tại chỗ dẫn đến tồn kho. Theo Bộ Xây dựng, hàng tồn kho bất động sản ở quý III/2021 đã là hơn 15.000 căn. Điều này cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường BĐS ở quý này giảm so với quý trước rất nhiều. Đây là hệ quả của tình trạng một số địa phương lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài do dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thẳng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,…
Mục Lục
Hơn 15.000 căn hộ tồn kho trong quý III/2021
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý III/2021. Về tồn kho BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp, phân tích. Các số liệu về nguồn cung BĐS và lượng giao dịch BĐS theo các báo cáo công bố thông tin thị trường BĐS của các địa phương. Cho thấy số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa giao dịch ước tính vào khoảng 15.067 căn.
Như vậy, khả năng hấp thụ của thị trường BĐS trong quý III/2021 giảm so với quý trước. Do một số địa phương lớn phải thực hiện giãn cách kéo dài. Dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thẳng tại nhiều tỉnh thành trọng điểm như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,….
Tồn kho tăng vọt ở nhiều “ông lớn”
Tại Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL), giá trị hàng tồn kho của DN này tính đến quý 3/2021 chiếm 58% tổng giá trị tài sản. Mức tương ứng 106.858 tỷ đồng. Theo thông tin chia sẻ từ doanh nghiệp, hơn 90% tồn kho là giá trị quỹ đất và chi phí dự án đang xây dựng. Phần còn lại là BĐS thành phẩm, chờ bàn giao cho khách hàng.
Trong đó, đáng chú ý là khoản mục người mua đã trả tiền trước cho DN. Giá trị ghi nhận gần 7.642 tỷ đồng, tăng 87% so với con số hồi đầu năm. Số tiền này sẽ được ghi nhận vào doanh thu khi Novaland hoàn thành và bàn giao nhà cho khách.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS An Gia cũng ghi nhận giá trị hàng tồn kho chiếm 7.221 tỷ đồng. Con số này tăng khoảng 26% so với đầu năm. Tương ứng 61% tổng giá trị tài sản. Trong đó, The Sóng (Bà Rịa – Vũng Tàu), Westgate (TP.HCM), The Standard (Bình Dương) là những dự án lớn. Chúng chiếm phần lớn giá trị tồn kho với gần 5.700 tỷ đồng…
Tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS
Về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến 30/9/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 682.594 tỷ đồng (tính đến 30/6/2021 là 672.224 tỷ đồng).
Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 168.687 tỷ đồng. Con số chiếm tỷ lệ 24,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 38.991 tỷ đồng. Chiếm tỷ lệ 5,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 28.326 tỷ đồng. Chiếm tỷ lệ 4,1% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 26.919 tỷ đồng. Chiếm tỷ lệ 4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 53.348 tỷ đồng. Chiếm tỷ lệ 7,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 105.558 tỷ đồng. Chiếm 15,5% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng giải thể
Về hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS, Bộ Xây dựng cho biết. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là 6.171 doanh nghiệp (chiếm 13,7%). Số lượng doanh nghiệp xây dựng chờ giải thể là 4.091 doanh nghiệp (chiếm 12,6%). Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp Kinh doanh bất động sản thành lập mới trong 9 tháng đầu năm tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19, đặc biệt là làn sóng thứ 4 bùng phát mạnh từ mấy tháng qua. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp BĐS vẫn có lãi lớn. Chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Còn các công ty địa ốc chưa lên sàn hầu như khó có được kết quả kinh doanh tích cực…
Sàn Giao dịch BĐS chịu ảnh hưởng nặng nề
Về hoạt động của các sàn giao dịch BĐS, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động của các sàn giao dịch BĐS chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản. 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì. 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao.
Thống kê cho thấy, hiện tại đã có tới hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Quỹ lương ngày một cạn kiệt. DN buộc phải cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương.
Thực tế cũng cho thấy, mặc dù các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bán hàng nhưng với tình hình dịch bệnh trong quý III thì các sàn giao dịch BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với các sàn giao dịch có quy mô vừa và nhỏ, có nguồn lực tài chính thấp, sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
Bài viết cùng chủ đề: