Giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng giá trong thời gian qua. Từ rau củ, trái cây cho đến các mặt hàng sấy khô đều tăng giá đồng loạt. Việc này làm cho lạm phát có xu hướng tăng cao, gây khó khăn cho người dân. Bởi tình hình dịch bệnh chưa ổn định, thu nhập người dân từ đó cũng khó khăn. Tuy chính phủ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng cũng không đến được hết mọi người dân. Theo như nhiều doanh nghiệp, việc giá hàng hóa tăng cao là do giá xăng dầu đã tăng phi mã trong thời gian qua kéo theo giá dịch vụ đi kèm bị đội lên. Điều này đã gây áp lực rất lớn cho người tiêu dùng.
Mục Lục
Giá rau củ liên tục duy trì mức cao
Ghi nhận tại nhiều chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm… nhiều mặt hàng rau củ, trái cây đã bắt đầu tăng giá từ 5.000 – 15.000 đồng/kg so với cách đây khoảng một tuần.
Trưa 31/10, tại một số chợ như Bến Thành, Tân Định (quận 1), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Khu phố 2 (quận Bình Tân)… một số rau củ quả tươi sống, thịt gà, cá các loại đã tăng giá.
“Xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cải cúc, cải bó xôi 45.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), bông cải 60.000 đồng/kg (tăng gần 10.000 đồng), cà chua 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng)… Tương tự, hành lá, ớt cũng tăng giá thêm 5.000 đồng/kg. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau cải ngọt, rau dền, mùng tơi cũng nhảy thêm 3.000-4.000 đồng/kg. Dù giá có tăng nhưng nhiều loại rau còn không có hàng để bán. Như bông cải bình thường tôi có thể lấy được nhiều, nhưng nay mối giao chưa tới 30 kg” – bà Tâm (tiểu thương buôn bán rau trên đường An Dương Vương, quận 8) nói.
Tại các trang bán hàng online – chợ mạng, người kinh doanh cũng tăng giá các loại thực phẩm. Chị Nhung (ngụ quận 6) mới hôm qua chào hàng chả lụa chỉ 150.000 đồng/kg, nay báo giá mới lên 170.000 đồng. Các loại loại muống, bầu bí cũng đã tăng tầm 10.000 đồng so với cách đó vài ngày.
Thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại khiến giá hàng hóa tăng lên
“Do chủ hàng họ tăng giá chứ mình không tăng. Nguyên nhân vì thị trường Trung Quốc mở cửa, tình trạng xuất khẩu đã thông suốt hơn so với giai đoạn giãn cách sau dịch nên rau củ không còn giá rẻ. Chưa kể giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển tăng đã đẩy giá hàng hóa lên cao” – chị Nhung trần tình.
Ngoài giá thực phẩm bị đẩy lên, đa số những người kinh doanh online cũng đều báo giá cước giao hàng mới, theo đó, mỗi đơn hàng đều tăng thêm 10.000-15.000 đồng.
Theo một số doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng tiêu dùng cho biết, giá xăng tăng tạo áp lực rất lớn lên giá hàng hoá. Tuy khẳng định sẽ cố giữ giá bởi chi phí vận chuyển; giá nguyên liệu đều đã được doanh nghiệp ký hợp đồng trước; nhưng các đơn vị kinh doanh cũng cho biết sẽ phải điều chỉnh giá do hiện đã là thời điểm gần cuối năm, hợp đồng phải ký lại dựa trên tình hình thực tế. “Nếu giá xăng vẫn tiếp tục đà tăng mạnh, về lâu dài chắc chắn sẽ phải điều chỉnh giá hàng hoá tăng lên theo” – một đơn vị cung ứng thực phẩm nhìn nhận.
Các siêu thị bán lẽ đang có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người tiêu dùng
Trước việc nhiều mặt hàng ở chợ lẻ tăng giá, một số siêu thị đã chủ động giảm giá thành; tung các chương trình khuyến mãi hỗ trợ người tiêu dùng.
Tại hệ thống Mega Market Việt Nam có chương trình giảm giá đến 16% nhiều loại thịt heo; rau củ quả đến từ Đà Lạt như bắp cải trái tim, ớt chuông vàng, cà chua cherry, khoai lang tím… giảm 13%; trái cây như bưởi, dưa hấu, nhãn… giảm đến 17%; hải sản như: cá diêu hồng giảm 20%; cá hồi nhập khẩu cắt khúc giảm 15%, cá ngừ ngâm dầu; đậu nành giảm 17% và gạo giảm đến 27%.
Hệ thống siêu thị BigC Miền Đông đang giảm giá trái cây tươi, thịt cá các loại từ 21%-23%…
Một số siêu thị như Satra, Lotte, Coop Mart… cam kết bình ổn giá bán hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng.
Nguy cơ lạm phát tăng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng đầu năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020 – mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây; lạm phát 10 tháng qua tăng 0,84% – thấp nhất kể từ năm 2011.
Trong tháng 10/2021, chỉ có 3 nhóm hàng hóa là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm giá trong khi 8 nhóm hàng hóa khác tăng. Biến động giá tiêu dùng chủ yếu là do giá lương thực, xăng dầu và gas tăng.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả – cho rằng khi các chi phí đầu vào như xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn nuôi tăng… sẽ cảnh báo nguy cơ lạm phát. Thực trạng này đang ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau thời gian ngưng trệ.
Ông cho biết giá nhiên liệu tăng tác động trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết lĩnh vực, đẩy CPI tăng. Các doanh nghiệp vận tải, logistics, đánh bắt cá xa bờ; nông nghiệp sử dụng xăng dầu… chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Bài viết cùng chủ đề: