Bộ Công Thương Hà Nội thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các loại thực phẩm nói chung, nhất là mặt hàng thịt lợn. Chủ động, kịp thời có các biện pháp điều chỉnh cân đối cung cầu để ổn định giá thịt lợn ở mức hợp lý. Đặc biệt trong dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022, kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ lợn hơi và các sản phẩm từ thịt lợn. Chủ yếu tại các chợ dân sinh, siêu thị, cơ sở chế biến và các điểm, điểm giết mổ tự phát trên địa bàn TP. Tránh tình trạng đầu cơ, làm giá thịt lợn.
Mục Lục
Tăng cường kiểm soát mặt hàng thịt lợn
Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội (Ban) vừa có công văn yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát mặt hàng thịt lợn, thúc đẩy các giải pháp bình ổn giá thịt lợn.
Theo đó, đơn vị này đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, yêu cầu các hộ dân, trang trại chăn nuôi lợn không găm hàng, bán hàng đúng lứa. Bảo đảm nguồn cung và giám sát chặt chẽ việc đầu cơ, trục lợi. Góp phần bình ổn thị trường đối với mặt hàng thịt lợn.
Sở Công thương Hà Nội được yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung – cầu, giá cả thị trường đối với thực phẩm nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng. Chủ động và kịp thời có biện pháp nhằm điều hòa và cân đối cung, cầu. Ổn định giá thịt heo ở mức hợp lý. Nhất là dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán 2022. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sản phẩm chăn nuôi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại điện tử. Tăng cường thông tin giá cả thị trường. Tránh tình trạng thiếu thông tin về thị trường, gây bất ổn thị trường.
Các bộ ban ngành cần vào cuộc triệt để
Ban cũng giao nhiệm vụ Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh. Đối với lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc. Hàng chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở. Như cơ sở chăn nuôi, giết mổ, cơ sở kinh doanh; đầu mối bán buôn, bán lẻ; các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho lạnh. Nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán. Ngăn chặn các hành vi về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng thịt lợn.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán trái phép. Vận chuyển trái phép động vật; sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam qua địa bàn thành phố.
Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý địa bàn. Chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương triển khai các biện pháp nghiệp vụ. Để nắm bắt diễn biến, tình hình thị trường, giá bán mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát. Nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc. Kiểm tra việc chấp hành quy định niêm yết giá. Bán hàng theo giá niêm yết đối với mặt hàng thịt heo.
Các sản phẩm thịt heo bình ổn
Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), cũng xác nhận tình trạng khó tiêu thụ phần phụ phẩm. Tuy nhiên, công ty đã bắt đầu giảm giá 8 mặt hàng bình ổn. Với mức từ 8%-23% (tương đương 12.000-15.000 đồng/kg) từ ngày 22-10. Ngoài ra, VISSAN còn kết hợp với các siêu thị chạy thêm chương trình giảm giá sâu đến hết tháng 10. Theo đó, sườn non giảm còn 198.400 đồng/kg, ba rọi 142.400 đồng/kg, cốt lết gần 90.000 đồng/kg; các loại xương khoảng 66.000-68.000 đồng/kg.
Bài viết cùng chủ đề: