Ép cọc neo là gì? Phương pháp ép cọc neo cho nhà phố

Ép cọc neo trong xây dựng là kỹ thuật thi công đưa cọc bê tông vào lòng đất giống như ép cọc tải. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các cục tải trọng bằng sắt để giữ cân bằng cho giàn ép thì kỹ thuật này chỉ dùng các mũi neo khoan sâu dưới lòng đất để làm đối trọng. Trong xây dựng dân dụng, móng cọc là một trong những loại móng cơ bản nhất, phổ biến nhất. Móng cọc bao gồm cây cọc và đài cọc. Chúng dùng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất nằm sâu bên dưới. Khi thi công ép cọc, người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để làm tăng khả năng chịu tải cho móng.

Phương pháp ép cọc neo là gì?

Có 3 hình thức thi công móng cọc thường gặp là: ép cọc tải bê tông cốt thép, ép cọc neo và cọc khoan nhồi. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Phù hợp cho từng công trình, điều kiện thi công. Trong bài viết này, gksenp.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu phương pháp ép cọc neo trong thi công nhà phố ở hẻm nhỏ.

Tương tự như ép cọc tải, phương pháp ép cọc neo sẽ đưa cọc bê tông vào lòng đất. Nhưng thay vì sử dụng các cục tải trọng bằng sắt để giữ cân bằng cho giàn ép. Thì ép cọc neo sẽ dùng các mũi neo khoan sâu dưới lòng đất để làm đối trọng.

Phương pháp ép cọc neo sử dụng các mũi neo khoan sâu dưới lòng đất để làm đối trọng
Phương pháp ép cọc neo sử dụng các mũi neo khoan sâu dưới lòng đất để làm đối trọng

Về thông số kỹ thuật, mỗi mũi khoan neo có chiều dài 1,5m, đường kính 35cm. Độ dày của cánh neo có thể lên tới 15mm. Các mũi neo được nối với nhau bằng chốt nối. Tùy vào địa chất công trình và khu vực thi công để quyết định khoan neo nông hay sâu. Nhằm đạt tải trọng thi công.

Ưu điểm và nhược điểm của cọc ép neo

Ưu điểm

Thi công móng cọc ép neo có một số ưu điểm như sau:

– Chịu tải tốt hơn móng băng từ 35 đến 45 tấn

– Có thể thi công hẻm nhỏ từ 1,5 – 4m. Chiều rộng của nhà từ 2,5 – 4m là có thể thi công cọc ép neo.

– Thời gian ép cọc nhanh chóng, có thể hoàn thành trong ngày nếu số lượng cọc ít.

– Ép cọc neo khá an toàn, ít ảnh hưởng đến nền móng của nhà kế bên.

– Có thể nâng thêm tầng nếu sức tải không quá lớn.

Với những ưu điểm trên, phương pháp ép cọc neo được ứng dụng khá phổ biến cho nhà phố có diện tích nhỏ. Hay quy mô không quá lớn như nhà 1 trệt 2 lầu sân thượng, nằm trong hẻm nhỏ. Và khó áp dụng các phương pháp thi công móng khác.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, cọc ép neo cũng có một số những nhược điểm mà gia chủ cần lư ý như:

– Sức chịu tải kém hơn so với cọc ép tải (có thể lên tới 60 tấn).

– Tải trọng ép thấp nên chỉ phù hợp với công trình nhà dân quy mô vừa và nhỏ. Không áp dụng với các dự án, công trình lớn.

– Độ sâu cọc ép neo chỉ khoảng 4 – 15m nên không thể thi công trên nền đất yếu, lún, khu vực gần sông, ao, hồ,…

Có thể thi công ép cọc neo tại công trình nằm trong hẻm nhỏ từ 1,5 - 4m, khó dùng các phương pháp khác
Có thể thi công ép cọc neo tại công trình nằm trong hẻm nhỏ từ 1,5 – 4m, khó dùng các phương pháp khác

Phương pháp ép cọc neo cho nhà phố trong hẻm nhỏ

Bằng cách phân tích những ưu điểm và nhược điểm nêu trên, chủ đầu tư có thể đưa ra cho mình những lựa chọn. Và đánh giá xem phương pháp nào tối ưu nhất để thực hiện ép cọc cho ngôi nhà của mình. Nếu sắp xây nhà mà bạn chưa có kinh nghiệm hay hiểu biết về vấn đề này. Hãy tìm đến những đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ ép cọc neo chất lượng và uy tín. Họ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp ép cọc sao cho phù hợp nhất với công trình.

Ép cọc cũng là một phần của thi công xây nhà trọn gói, hay còn gọi là “chìa khóa trao tay”. Tuy nhiên, chi phí này sẽ được tính riêng. Chỉ có chi phí chính xác sau khi đã thi công ép cọc xong chứ không được nằm trong dự toán trước. Chi phí ép cọc sẽ phụ thuộc vào số lượng tim cọc, độ sâu cọc. Cũng như chi phí nhân công và vật tư. Chủ đầu tư nên để nhà thầu thi công ngôi nhà của mình thực hiện trọn gói các hạng mục. Từ tháo dỡ nhà cũ, ép cọc, làm móng, xây thô, hoàn thiện,… để trách nhiệm quy về một mối. Sau này, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, nhà thầu sẽ là người đứng ra thay mặt chủ nhà xử lý. Cũng như khắc phục, hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm qua lại.

Ép cọc neo tối đa được bao nhiêu tấn?

Đường kính cánh neo, công suất của máy ép sẽ quyết định tải trọng ép neo. Các trường hợp đường kính của cánh neo từ 30 – 35cm, máy ép neo sử dụng động cơ oto xi lanh thẳng hàng dung tích từ 2.5 – 3,5 lít. Đạt công suất cực đại 175 – 250 mã lực tại 6000 vòng/phút. Khi đó tải trọng ép neo đạt 40 – 45 tấn. Đây là tải trọng tối đa của phương pháp ép cọc neo.

Do sức chịu tải không lớn nên ép cọc neo chỉ phù hợp với công trình dân dụng quy mô nhỏ như nhà phố ít tầng
Do sức chịu tải không lớn nên ép cọc neo chỉ phù hợp với công trình dân dụng quy mô nhỏ như nhà phố ít tầng

Một số nguyên tắc cần chú ý khi ép cọc neo

  • Tiến hành khảo sát địa chất tại vị trí công trình thi công. Từ đó xác định phương pháp thi công phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước triển khai sau. Cũng như đảm bảo chất lượng công trình.
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản nhất. Nhằm phục vụ quá trình ép cọc diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
  • Đảm bảo công tác định vị tim cọc, bố trí cọc tại mặt bằng thi công thực tế đúng với bản vẽ thiết kế. Đáp ứng đúng về khoảng cách và số lượng.
  • Giám sát chặt chẽ từng khâu thực hiện, luôn tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật, yếu tố an toàn. Và chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
  • Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị để đạt độ chính xác tuyệt đối trong quá trình thi công. Đảm bảo công trình diễn ra liên tục, tiết kiệm sức người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 − = 11