Cách tiêu tiền không giống ai của các đại gia Việt

Các đại gia luôn có nhiều cách tiêu tiền khách nhau và không hề giống ai. Họ thường có những thú vui rất tốn kém mà người thường không thể hiểu được. Tuy nhiên đối với họ điều đó như là một niềm đam mê. Chỉ cần thỏa mãn được niềm đam mê đó thì tốn nhiều tiền hơn họ vẫn sẵn sàng chi ra. Thú chơi các loại cây cảnh thể đẹp và các giống quý luôn được các đại gia săn đón. Những loại cây này có giá tiền cực kì đắt những vẫn luôn trong tình trạng khang hiếm, cung không đủ cầu. Việc mang một bao tải đi để mua cây là chuyện bình thường, đôi khi còn không mua được phải mang tiền về.

Dùng số tiền lớn để săn những cây quý hiếm

Cây me cổ thụ
Cây me cổ thụ

Ông Lê Minh được biết đến là một đại gia cây cảnh có tiếng ở Sapa (Lào Cai). Ông cho biết, khi ông lên vùng Hà Giang; thấy người Trung Quốc mua cây và đánh cây mộc hương đem về nước họ cũng xót ruột, tiếc vì bao nhiêu cây quý của mình đều bị họ mua hết sạch.

Lúc vào nhà một người dân, thấy mấy cây mộc hương cổ thụ có tuổi đời hơn 100 năm; thậm chí có cây còn lên tới 120 năm tuổi, ông mê mẩn và quyết hỏi mua bằng được.

Tuy nhiên, khi hỏi mua, chủ nhân lại quyết không bán, bảo để trồng ở nhà cho đẹp. Suốt 3 năm ròng rã sau đó, ông phải bỏ ra không biết bao nhiêu công sức đi lên Hà Giang để thuyết phục.

Sau này, vì thấy ông Minh tâm huyết, lặn lội băng rừng vượt suối đi lên đó không biết bao nhiêu lần; chủ nhân của 4 cây mộc hương này cũng đồng ý bán.

Ông tiết lộ thêm, chủ nhân của cây gật đầu bán cho ông bởi lúc đó; ông vác  bao tải tiền lên mua cây và đổi thêm một chiếc xe ô tô nữa. Đó là chiếc xe Toyota Highlander đời 2010, khi ông mua là 2,5 tỷ, còn lúc đổi thì giá trị xe tầm 1,2 tỷ đồng.

Có những cây không thể đong đếm giá trị bằng tiền

cây tùng cổ
Cây tùng cổ

Anh Đinh Văn Tuấn, xã Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) là chủ nhân của những cây tùng la hán Bắc. Cây được các nghệ nhân xưa ở Nam Định tạo tác, các cây đều có tuổi trên, dưới 100 năm.

Năm 2008, anh Tuấn đem cả một bao tải tiền đến mua hết khoảng hơn 20 cây tùng la hán. Sau khi mang cây về, anh tạo tác lại một số tay cành cho phù hợp với lối chơi hiện đại dựa trên cốt cổ của các cụ xưa.

Đã có nhiều đại gia đến hỏi mua nhưng anh Tuấn chưa có ý định bán bởi đây là những cây tùng cổ rất quý hiếm và mất nhiều năm công sức tạo tác

Tìm mọi cách mua bằng được nhà của Keangnam

Tráng A Tàng hay “Tàng Keangnam” là một trong những ông trùm buôn “hàng trắng” khét tiếng ở các tỉnh phía Bắc. Siêu trùm trong giới buôn ma túy vùng biên này đã bị bắt giữ vào năm 2013 khi đang vận chuyển 256 bánh heroin trên hai xe ôtô Toyota.

Sở dĩ Tàng có biệt danh là “Tàng Keangnam”, “Tàng đô-la” hay “trùm Tàng” bởi hắn tiêu tiền như nước. Khi tòa nhà Keangnam Landmark Tower (Hà Nội) vừa rao bán căn hộ cao cấp; Tàng đi từ Mộc Châu xuống Hà Nội đăng ký mua liền mấy căn.

Những người quản lý thấy Tàng lôi thôi, lại nói tiếng Kinh chưa sõi thì tỏ ý coi thường, không muốn tiếp. Tàng chẳng nói chẳng rằng; lững thững ra chiếc ô tô hạng sang đỗ ở ngoài cửa khệ nệ bê vào 2 bao tải tiền to tướng đặt lên bàn. Và từ đó, cứ nhắc đến Tàng là tất thảy nhân viên nơi đây đều nể sợ, gọi là “Tàng Keangnam”.

Vác bao tải tiền đi mua vàng để đầu tư

Vàng miếng
Vàng miếng

Trong đợt vàng giảm giá cuối tháng 10 năm 2011, người dân ở TP.HCM đã đổ xô đi mua vàng, có người còn chở bao tiền gần 7 tỷ đồng trên xe máy từ nhà từ quận 5 lên quận 1 để gom vàng. Đó là ông Trần Hưng L. và Nguyễn Kh.

Một vị khách nữa cũng mang rất nhiều tiền mặt đến mua vàng, đó là ông Văn H. ở quận 12. Bao tiền của ông Văn H. cao khoảng 70cm, bề ngang khoảng 50cm và bề dày chừng 30cm; đựng trong túi vải màu xanh lục đậm, nặng đến cả chục kg.

Bỏ hàng trăm tỉ sưu tầm đồ cổ

Hơn 40 năm nay, ông Đinh Văn Dần (SN 1950 -TP Ninh Bình, Ninh Bình) dày công sưu tầm được hàng nghìn cổ vật. Trong đó có những món đồ thuộc hàng quý, hiếm ở Việt Nam.

Nếu tính theo giá thị trường, ước tính gia tài đồ sộ của ông khoảng trên dưới 100 tỷ đồng.

Tay chơi đồ cổ nức tiếng tiết lộ, thú chơi đồ cổ của ông được thừa hưởng từ cha. Ngày xưa, mỗi khi có món đồ mới, cụ mời bạn bè đến nhà bàn luận, uống trà. Ông Dần thường ngồi bên cạnh cha, lắng nghe những mẩu chuyện về lịch sử của các cổ vật, chất liệu, cách đánh giá…

“Một chiếc bình cổ tôi mua chỉ vài triệu đến vài chục triệu, người ta trả gấp 4 lần. Như vậy, tôi vừa thu hồi được vốn, vừa có tiền mua thêm các món khác. Nhờ vậy, tôi lo được cho vợ con cuộc sống sung túc”, người đàn ông70 tuổi nhớ lại. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược, nhiều nơi in dấu chân ông Dần. Có chuyến ông mang theo thực phẩm vào sinh sống cùng dân bản cả tuần. Dân quý mến nên biết ai trong vùng tìm được món đồ quý, họ cũng gọi ông đến đầu tiên.

Thú chơi đồ cổ vừa để giải khuây lại kiếm ra tiền nên vợ ông ủng hộ chồng. “Hồi mới cưới, chồng đi làm được đồng nào là gom góp đi mua đồ cổ hết. Lúc đó khó khăn nhưng tôi chẳng bao giờ than phiền…”, bà mỉm cười nói.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

71 − 64 =