Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế – xã hội. Trong quý 3/2021, GDP tăng trưởng âm 6,17%. Các lệnh giãn cách xã hội để chống dịch đã khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Kéo theo đó là sự ảm đạm của thị trường bất động sản công nghiệp khu vực phía Nam. Tại miền Bắc trong quý 3/2021, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn đón nhận những thông tin tích cực. Nhờ khả năng chống dịch tốt và các biện pháp duy trì sản xuất ở mức ổn định, các tỉnh miền Bắc vẫn đứng vững trên thị trường bất động sản công nghiệp.
Mục Lục
Bất động sản công nghiệp- phân khúc tiềm năng của thị trường bất động sản
Theo Bộ Xây dựng, bất động sản công nghiệp vốn là phân khúc tiềm năng của thị trường bất động sản. Do Việt Nam đang dần trở thành “bến đỗ” của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Ông John Campbell là quản lý Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam. Ông cho biết, giá thuê đất trung bình tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Chẳng hạn như Bình Dương, Đồng Nai và Long An thường cao hơn các tỉnh tại khu vực kinh tế phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang hay Bắc Ninh. 3 năm trở lại đây, giá đất tại một số khu vực tại phía Nam tăng khá mạnh.
Do tỷ lệ lấp đầy cao tại các dự án công nghiệp tại hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Thế nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Long An để thành lập các trung tâm phân phối và dự án logistics. Ngoài ra, tiềm năng phát triển của Bà Rịa – Vũng Tàu là khá lớn. Tỉnh này đã có một số dự án công nghiệp hoạt động khá tốt.
Bức tranh trái chiều của thị trường bất động sản công nghiệp
Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là quý II vừa qua, việc tái bùng phát dịch Covid-19 với nhiều diễn biến phức tạp. Điều này đã khiến thị trường này trở nên chao đảo. Hoạt động giãn cách xã hội kéo dài, chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy. Hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khiến một số doanh nghiệp phải chuyển dịch đơn hàng khỏi Việt Nam để ứng phó với tình hình dịch bệnh. Điều đáng nói là tùy vào mức độ ảnh hưởng của Covid-19, bất động sản công nghiệp hình thành nên những bức tranh khác nhau giữa hai miền Bắc – Nam.
Thị trường phía Nam ảm đạm
Tại phía nam, do ảnh hưởng nặng hơn từ dịch bệnh với số ca nhiễm F0 tăng cao. Thị trường cũng trở nên trầm lắng, không có nguồn cung mới và giá thuê không tăng. Toàn thị trường không ghi nhận giao dịch nào đáng chú ý. Ở cả lĩnh vực đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn. Tỷ lệ lấp đầy khoảng 85 – 87%.
Do ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 4, đất công nghiệp phía Nam không có nguồn cung mới được triển khai trong quý. Nguồn cung duy trì ở mức 25.220ha.
Thị trường nhà xưởng xây sẵn cũng tương đối ảm đạm với duy nhất một nguồn cung mới được tung ra. Từ dự án được xây dựng từ quý 1/2021. Tổng nguồn cung nhà xưởng xây sẵn đạt khoảng 3,3 triệu m2.
Thị trường phía Bắc vẫn sôi động
Trong khi đó, do kiểm soát dịch tốt hơn, thị trường phía bắc vẫn ghi nhận sôi động. Cùng nhiều nguồn cung mới, giá thuê trở lại đà tăng nhanh. Giá đất công nghiệp trung bình toàn khu vực miền Bắc đạt 108 USD/m2. Tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng sản xuất cũng duy trì đà tăng ở mức 4,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tức là đạt 4,6 USD/m2 mỗi tháng. Nguồn cung mới tại miền Bắc được ghi nhận chủ yếu từ khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên). Các khu công nghiệp Yên Phong 2C (Bắc Ninh), khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng). Ngoài ra, thị trường ở các tỉnh như Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cũng có nhiều dự án lớn.
Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhờ những lợi thế về nguồn nhân lực. Các hiệp định thương mại tự do đa dạng và những cam kết của Chính phủ trong việc phát triển hạ tầng. Vì vây, khi dịch sớm được kiểm soát, bất động sản công nghiệp sẽ là “điểm sáng” của thị trường
Bài viết cùng chủ đề: