Gần đây, BIDV ra thông báo chào bán trái phiếu trước công chúng với phương thức là bảo lãnh phát hành. Dựa vào giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 224/GCN-UBCK được cấp ngày 5/10/2021 do Chủ tịch Ủy bản Chứng khoán Nhà nước cấp, BIDV chính thức phát hành trái phiếu. Trái phiếu phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của BIDV, đồng thời tạo thêm kênh thu hút vốn dài hạn và trung hạn. Từ đó đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng,đảm bảo nguồn vốn của BIDV luôn bền vững. Số trái phiếu này đã được chào bán thành công.
Mục Lục
BIDV chào bán trái phiếu thành công
Vào cuối tháng 10 vừa qua, BIDV đã phân phối thành công 21,7 triệu trái phiếu. Mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu ra công chúng.
Ngày 2/11 năm 2021, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố báo cáo kết quả đợt chào bán trái phiếu ra công chúng. Với tổng giá trị trái phiếu là .1200 tỷ đồng trái phiếu bảo lãnh phát hành; và 1.000 tỷ đồng trái phiếu đại lý phát hành kỳ hạn 8 năm. Có quyền mua lại sau 3 năm được rao bán.
Trái phiếu được BIDV chào bán tên là Trái phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Phát hành ra công chúng theo phương thức đại lý phát hành năm 2021 (mã trái phiếu: BIDH2129008C). Và trái phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành ra công chúng theo phương thức bảo lãnh phát hành năm 2021 (mã trái phiếu: 2129001C). Có kỳ hạn và kèm quyền mua lại. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi. Không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu.
Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất thả nổi. Được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng. Goặc tương đương của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV – khu vực Hà Nội); cộng biên độ 0,9%/năm. Trả lãi định kỳ 1 năm một lần kể từ ngày phát hành.
Kết quả đợt chào bán của BIDV
Kết thúc đợt chào bán ngày 27/10, BIDV đã bán được 12 triệu trái phiếu theo hình thức bảo lãnh phát hành. Tương đương 100% tổng số trái phiếu chào bán. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán là 1.200 tỷ đồng.
Tiếp đó, kết thúc đợt chào bán ngày 28/10, BIDV đã rao bán được 9,7 triệu trái phiếu theo hình thức đại lý phát hành. Tương đương 97,1% tổng số trái phiếu chào bán. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán là 971 tỷ đồng.
Sau đợt chào bán, tính đến cuối ngày 28/10 cơ cấu vốn của BIDV có tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 16,24 lên 16,42 lần. Tổng nợ tăng 1,15% từ 1396 tỷ đồng (ngày 6/10) lên thành 1412 tỷ đồng.
Mục đích phát hành trái phiếu lần này của BIDV nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng. Và thực hiện cho vay nền kinh tế trong Quý 4/2021 và Quý 1/2022 đối với các ngành nghề. Dự kiến như: sản xuất, phân phối điện, khí đốt, sản xuất điện năng khác; công nghiệp, thương mại công nghiệp; và một số lĩnh vực khác.
Khả năng xử lý nợ xấu hiện tại
Khả năng xử lý nợ xấu đang là một vấn đề nhức nhối. Cần sự quan tâm đúng mức của BIDV trong giai đoạn gần đây. Mức nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức cao. Trích lập nợ xấu đã tăng cao lên mức 87,1% vào cuối tháng 9 năm 2020. Là mức tăng cao nhất trong hai năm gần đây. Hoạt động phát mãi nợ xấu đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Khi nhiều tài sản bảo đảm rao bán nhưng không có đối tác mua lại, thậm chí có tài sản đã rao bán và hạ giá hơn 30 lần.
Bài viết cùng chủ đề: